Bệnh Sùi mào gà

Sùi mào gà hay nhiễm virus HPV là bệnh lây qua đường tình dục (STD) phổ biến nhất. Có nhiều loại HPV có thể lây nhiễm tại các khu vực bộ phận sinh dục của nam và nữ hay trong miệng và cổ họng. HPV lây nhiễm trong thời gian quan hệ tình dục với người bị nhiễm virus. Các triệu chứng ban đầu có thể là rất nhỏ và khó nhận biết.

90% trường hợp nhiễm virus HPV không cần điều trị. Một số loại HPV có thể gây ra mụn cóc sinh dục và hiếm khi gây mụn cóc ở cổ họng. Loại HPV khác có thể gây ra ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn và ung thư cổ họng.

Triệu chứng

Hầu hết các bệnh nhân với HPV có ít hoặc không có triệu chứng. Mụn cóc sinh dục xuất hiện như là một vết sưng nhỏ hoặc các nhóm da gà ở vùng sinh dục. Chúng có thể lớn hoặc nhỏ, to lên hoặc phẳng hoặc có hình dạng giống như súp lơ. Mụn cóc sinh dục xuất hiện trong vài tuần hoặc vài tháng sau khi quan hệ tình dục với bạn tình bị nhiễm bệnh, thường tự lành và không trở thành ung thư.

Chẩn đoán

Có loại virus HPV có thể gây ung thư cổ tử cung, thường không có triệu chứng cho đến khi nó trở nặng và khó điều trị. Các triệu chứng của ung thư cổ tử cung là đau âm đạo, giao hợp âm đạo bất thường, đau khi giao hợp và viên mãn âm đạo.

Điều trị

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Virus HPV được chẩn đoán bởi sự xuất hiện của mụn cóc sinh dục hoặc thông qua xét nghiệm phết mỏng cổ tử cung Pap smear với phụ nữ.

Tổng quan bệnh Sùi mào gà

Sùi mào gà sinh dục là một bệnh lây truyền qua đường tình dục khá phổ biến, ở cả nam và nữ.

Bệnh gây nên do virus gây u nhú ở người (Human papilloma virus - HPV). Sùi mào gà sinh dục có nguy cơ dẫn đến ung thư sinh dục, nhất là ung thư cổ tử cung.

Nguyên nhân bệnh Sùi mào gà

  • Tên tác nhân: Virus Human papillama (HPV)
  • Đường lây: Chủ yếu lây qua quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh bị sùi mào gà. Nếu vùng niêm mạc hoặc vùng da bị trầy xước thì nguy cơ bị lây nhiễm virus HPV rất cao

Phòng ngừa bệnh Sùi mào gà

  • Thực hiện tình dục an toàn: Chung thủy, sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục
  • Luôn giữ sạch sẽ âm hộ, điều trị các bệnh phụ khoa dễ gây khí hư tăng nhiều. Trong thời gian mang thai, khí hư thường tăng nhiều, càng phải chú ý giữ vệ sinh âm hộ.
  • Khi bị ngứa âm hộ hoặc phát hiện có mụn cơm, nốt sần nhỏ không bình thường cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay, để được chẩn đoán chính xác bệnh và chữa kịp thời.

Điều trị bệnh Sùi mào gà

Sùi mào gà là bệnh hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do vậy người bệnh có thể mang bệnh suốt đời ở tình trạng có biểu hiện triệu chứng hoặc không có triệu chứng.

Các phương thức điều trị sau đây chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng hoặc loại trừ thương tổn mà không diệt được HPV. Các trường hợp sùi mào gà đều phải điều trị ở tuyến huyện trở lên. Đối với mọi trường hợp sùi mào gà, cán bộ y tế cần xác định và điều trị cho bạn tình.

  • Sùi mào gà ở vùng sinh dục ngoài và hậu môn:
  • Acid trichloracetic 80-90% chấm vào nốt sùi 1 lần/ngày.
  • Podophyllin 10-25% bôi 1 lần/ngày hoặc 2-3 lần/tuần vào nốt sùi.
  • Đốt lạnh bằng nitơ lỏng hoặc đốt điện, laser.
  • Phẫu thuật cắt bỏ hoặc nạo.
  • Sùi mào gà trong âm đạo:
  • Đốt lạnh bằng nitơ lỏng, đốt điện, laser.
  • Podophyllin 10-25% bôi 1 lần/ngày hoặc 2-3 lần/tuần.
  • Phẫu thuật cắt bỏ.
  • Chú ý: Khi bôi Podophyllin vào các sùi mào gà âm đạo cần phải để thuốc khô rồi mới rút mỏ vịt ra. Vùng niêm mạc lành xung quanh thương tổn phải bôi Vaselin hoặc mỡ kháng sinh để tránh thuốc lan ra vùng không bị bệnh.
  • Sùi mào gà ở cổ tử cung:
  • Đốt lạnh bằng nitơ lỏng.
  • Đốt điện, laser.
  • Sùi mào gà ở miệng sáo:
  • Cắt, nạo.
  • Đốt lạnh, đốt nhiệt.
  • Acid trichloracetic 80-90% chấm.
  • Đốt điện, laser.
  • Sùi mào gà ở hậu môn:
  • Đốt điện, laser.
  • Đốt lạnh, đốt nhiệt.
  • Phẫu thuật cắt bỏ.
  • Podophyllin 10-25% bôi 1-2 lần/tuần vào nốt sùi. Vùng da niêm mạc lành xung quanh thương tổn phải bôi Vaselin hoặc mỡ kháng sinh để tránh thuốc lan ra vùng không bị bệnh.
  • Sùi mào gà ở phụ nữ có thai:
  • Phẫu thuật cắt bỏ.
  • Đốt lạnh bằng nitơ lỏng.
  • Đốt bằng laser CO2.
  • Chú ý: Không sử dụng Podophyllin cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú và không bôi ở cổ tử cung.