Bệnh Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là hiện tượng giãn bất thường của tĩnh mạch tinh và đám rối tĩnh mạch tinh (bình thường, tĩnh mạch tinh của đám rối tĩnh mạch tinh có đường kính khoảng 2mm trở xuống). Bệnh làm giảm số lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng. Là rối loạn thường gặp ở nam giới với tỉ lệ 1/6, xảy ra phổ biến ở tinh hoàn bên trái.

Triệu chứng

Tĩnh mạch mở rộng và xoắn trong bìu, tinh hoàn đau, sưng bìu, sờ thấy búi tĩnh mạch giãn to nằm trong bìu, tinh hoàn nhỏ hơn ở bên tĩnh mạch bị giãn.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
  • Siêu âm tinh hoàn có thể được thực hiện để loại trừ các nguyên nhân khác.
  • Xét nghiệm nước tiểu (UA).

Điều trị

Thông thường không cần phải điều trị. Nếu có cảm giác khó chịu, có thể đeo jock hoặc đồ lót hồ trợ. Nếu bệnh gây vô sinh có thể xem xét phẫu thuật hoặc thuyên tắc tĩnh mạch tinh, giúp tăng số lượng và cải thiện chất lượng tinh trùng.

Tổng quan bệnh Giãn tĩnh mạch tinh

Giãn tĩnh mạch tinh là hiện tượng giãn bất thường của tĩnh mạch tinh và đám rối tĩnh mạch tinh (bình thường, tĩnh mạch tinh của đám rối tĩnh mạch tinh có đường kính khoảng từ 2mm trở xuống). Giãn tĩnh mạch tinh là một bệnh lý rất phổ biến và thường gặp ở nam giới. Giãn tĩnh mạch tinh làm ứ đọng máu ở trong hệ tĩnh mạch xung quanh tinh hoàn, khiến nhiệt độ tăng lên khoảng 2-30C quanh tinh hoàn, gây ảnh hưởng bất lợi cho tinh hoàn và chức năng của nó.

Theo ước tính, có khoảng 15% nam thanh niên khỏe mạnh bị giãn tĩnh mạch tinh, tỉ lệ này sẽ tăng lên 40% ở những người đến khám vì vô sinh và tăng lên đến 80% ở những người vô sinh thứ phát.

Như vậy, giãn tĩnh mạch tinh ở nam giới vô sinh là một bệnh rất phổ biến, người ta cho rằng giãn tĩnh mạch tinh là nguyên nhân gây vô sinh nam. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng chủ yếu là ở nam giới trưởng thành.

Nguyên nhân bệnh Giãn tĩnh mạch tinh

  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh được hiểu là tình trạng bệnh lý, với hiện tượng giãn bất thường của tĩnh mạch tinh và đám rối tĩnh mạch nằm trong bìu, do hệ thống van của tĩnh mạch tinh bị yếu hoặc không có van, nên có hiện tượng trào ngược máu từ tĩnh mạch thận vào đám rối tĩnh mạch tinh.
  • Bệnh gặp ở bên trái nhiều hơn bên phải, do cấu trúc giải phẫu của tĩnh mạch tinh phải ngắn và đổ xéo góc vào tĩnh mạch chủ dưới, trong khi tĩnh mạch tinh trái dài hơn và đổ gần như vuông góc vào tĩnh mạch thận, ngoài ra có một số trường hợp giãn tĩnh mạch tinh do không có van hoặc hệ thống van tĩnh mạch bị suy yếu.
  • Hiện nay, cơ chế chính xác gây tổn thương tinh hoàn ở bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh vẫn chưa rõ, có thể do nhiều yếu tố góp phần. Cơ chế tổn thương do tăng nhiệt độ ở bìu (làm nhiệt độ tinh hoàn tăng lên 0,6-0,80C).
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường là do bẩm sinh cấu trúc của tĩnh mạch đã không bình thường. Nếu là giãn nhẹ thì thường không đau, giãn nặng sẽ gây đau hoặc cảm giác nặng và khó chịu ở vùng bìu.

Phòng ngừa bệnh Giãn tĩnh mạch tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh ở nam giới là căn bệnh nam khoa thường gặp, có tác hại rất lớn đối với sức khỏe của người bệnh. Do đó, các bạn nên chú ý phòng ngừa để tránh những ảnh hưởng do bệnh gây nên.

  • Tích cực rèn luyện thân thể để máu lưu thông đều đặn tới các bộ phận. Tránh uống rượu bia, ngồi làm việc quá lâu trên ghế hoặc làm các công việc nặng.
  • Không mặc quần áo bó chật làm cho dương vật cương đau khó chịu.
  • Vệ sinh thật sạch sẽ vùng kín, quan hệ tình dục an toàn, nhẹ nhàng.
  • Không thủ dâm hoặc xem các tranh, ảnh, phim truyện có tính gợi dục thường xuyên vì sẽ kích thích dương vật cương cứng nhiều lần mà không xuất tinh được.
  • Nên đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên 06 tháng/lần để phòng ngừa các căn bệnh.

Điều trị bệnh Giãn tĩnh mạch tinh

Chờ theo dõi

  • Nếu không đau, bạn và bạn tình không cảm thấy khó chịu thì có thể theo dõi trong một thời gian.
  • Nếu tĩnh mạch thừng tinh không giãn to hơn và không gây khó chịu thì không cần điều trị.

Phẫu thuật

  • Bác sĩ có thể đề nghị bạn phẫu thuật (cột tĩnh mạch thừng tinh giãn) để cột các tĩnh mạch giãn xung quanh tinh hoàn.
  • Thời gian phẫu thuật chỉ 30-60 phút.
  • Có thể gây mê hay gây tê.
  • Đường mổ ở vùng bẹn hay bụng dưới. Tĩnh mạch sau đó được cắt và cột.
  • Sau mổ, thời gian hồi phục là 2-3 giờ.

Các phương pháp khác

  • Trong phòng mổ, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện kẹp hay làm tắc các tĩnh mạch giãn.
  • Gây mê hay gây tê và rạch 1 đường nhỏ ở vùng bẹn hay bụng dưới.
  • Sử dụng một dụng cụ đặc biệt dùng trong phẫu thuật nội soi để kẹp tĩnh mạch.
  • Cách khác: dùng thuốc để tiêm vào tĩnh mạch và làm tắc các tĩnh mạch.

Diễn tiến sau điều trị

  • Cần khoảng 5-7 ngày để bạn có thể trở lại với công việc hàng ngày (thí dụ như thể thao).
  • Bạn có thể tắm sau 24 giờ, tuy nhiên không nên ngâm trong bồn tắm trong vòng 5 ngày đầu sau điều trị.
  • Có thể đi làm sau 48 giờ.
  • Có thể đau vừa, sưng vừa bìu và có thể rỉ dịch trong đường mổ. Nếu rỉ dịch, dùng gạc vô trùng để băng lại.
  • Tránh hoạt động mạnh trong vòng 48 giờ sau phẫu thuật bao gồm: nâng vác nặng và hoạt động tình dục. Sau 48 giờ bạn có thể tiếp tục các hoạt động bình thường nếu không thấy khó chịu, kể cả hoạt động tình dục.
  • Tiếp tục chế độ ăn thường ngày.
  • Có thể dùng thuốc giảm đau. Dùng liên tục 48 giờ và sau đó nếu thấy đau khó chịu thì có thể tiếp tục sử dụng.
  • Tái khám sau 2 tuần/lần để đánh giá vết mổ có lành tốt hay không.
  • Phân tích nhiều mẫu tinh dịch sau khi phẫu thuật cho kết quả: mẫu đầu tiên số lượng tinh trùng không tăng, nhưng sau đó số lượng tăng dần.