Hội chứng buồng trứng đa nang gây ra bởi sự bất thường hormon sinh sản ở phụ nữ, dẫn đến kinh nguyệt không đều và xuất hiện nhiều u nang trong buồng trứng. Rối loạn này thường được chẩn đoán ở phụ nữ trẻ, những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh, tăng trưởng tóc và béo phì. Nguyên nhân chính xác của hội chứng buồng trứng đa nang không được rõ. Mỗi u nang trong buồng trứng xảy ra do một quả trứng không được rụng khỏi buồng trứng. Một số phụ nữ bị PCOS bị vô sinh. Tình trạng này có liên hệ chặt chẽ đến sự đề kháng insulin - nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 2, do đó, bệnh nhân dễ mắc cả hai bệnh: buồng trứng đa nang và bệnh tiểu đường.
Kinh nguyệt không đều, mất kinh, mụn trứng cá, giảm kích thước vú, rậm lông trên cơ thể, rậm tóc trên mặt, giọng trầm, hói đầu, khó mang thai, mắc bệnh tiểu đường, tăng cân, béo phì.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Các xét nghiệm để xác lập chẩn đoán bao gồm: siêu âm bụng, xét nghiệm nồng độ hormon estrogen và testosterone, hormon kích thích nang trứng (FSH), hormon luteinizing (LH), prolactin, hormon kích thích tuyến giáp (TSH), hormon tạo hoàng thể (LH), đo nồng độ Dehydroepiandrosterone Sulfate (DHEA-S), đo mức đường huyết lúc đói. Thử thai và siêu âm. Sinh thiết buồng trứng, nội soi ổ bụng, đo nồng độ 17-ketosteroids trong nước tiểu.
Mục tiêu của điều trị là kiểm soát các triệu chứng và kích thích rụng trứng. Thuốc làm giảm triệu chứng bao gồm: thuốc tránh thai, metformin (Glucophage), clomiphene citrate (Clomid) và spironolactone (Aldactone). Metformin làm cho cơ thể nhạy cảm hơn với insulin và ở phụ nữ có hiện tượng đề kháng insulin, metformin được chứng minh là giúp cải thiện khả năng rụng trứng. Giảm cân giúp tăng cơ hội thụ thai và làm giảm hiện tượng kháng insulin.
Hội chứng buồng trứng đa nang là bệnh gây ra do tình trạng rối loạn nội tiết và là một trong những nguyên nhân thường gặp gây vô sinh do không rụng trứng hay rối loạn phóng noãn. Hội chứng buồng trứng đa nang chiếm tỷ lệ khoảng 6-10% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bệnh thường xuất hiện vào tuổi dậy thì nhưng cũng có thể xuất hiện vào tuổi từ 20 đến 25.
Những phụ nữ bị buồng trứng đa nang thường là những người có sự gia tăng bất thường về nồng độ Testosterone và LH, những chất này sẽ làm gián đoạn quá trình phát triển của nang noãn.
Buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ (từ 6 – 10 nang < 10mm) do nang noãn không phát triển được, trứng không thể trưởng thành và không có hiện tượng rụng trứng.
Cách tốt nhất để phòng bệnh đa nang buồng trứng là giải độc cơ thể hàng ngày. Những phụ nữ được chẩn đoán mắc hội chứng buồng trứng đa nang thường bị mất cân bằng mức độ insulin trong máu. Từ đó có thể dẫn đến các triệu chứng khác thường như tăng cân quá nhanh, rậm lông, chu kỳ kinh nguyệt không đều, mụn trứng cá, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh.
Buồng trứng đa nang có thể khiến người phụ nữ rơi vào trầm cảm, nhất là đối với những chị em mới lập gia đình. Các triệu chứng bệnh của buồng trứng đa nang sẽ không biến mất hẳn cho dù bạn phẫu thuật hay điều trị bằng thuốc uống. Rất nhiều phụ nữ đã được chẩn đoán các loại u nang khác nhau đã lựa chọn biện pháp phẫu thuật hoặc dùng các loại thuốc khác nhau, nhưng hầu hết họ đều thất vọng vì các u nang thường có xu hướng phát triển trở lại sau phẫu thuật hoặc khi họ ngừng dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thậm chí, các triệu chứng còn tồi tệ hơn.
Chính vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe để phòng bệnh u nang buồng trứng phát triển mới là điều quan trọng nhất. Các nhà khoa học di truyền phát hiện ra rằng buồng trứng đa nang là một bệnh di truyền. Nó cũng liên quan đến các loại thực phẩm bạn ăn và việc các độc tố tích tụ trong cơ thể.
Môi trường chúng ta đang sống có độc tố ở khắp mọi nơi, từ không khí hít thở hàng ngày đến các thực phẩm chúng ta ăn. Điều này có thể làm mất cân bằng nội tiết trong cơ thể. Chị em có thể giúp cơ thể khôi phục lại sự cân bằng nội tiết bằng cách giải độc cơ thể với một số thay đổi chế độ ăn uống.
Xem thêm: Viêm âm đạo